CÔNG TNHH HAID HẢI DƯƠNG
Các biện pháp làm giảm sự lây lan của dịch tả châu Phi ở lợn tại các nước EU
Dịch tả châu Phi đã lan từ vùng Kavkaz sang Đông Âu trong vài thập kỷ qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của lợn nhà và lợn rừng
Để làm chậm sự lây lan của dịch tả châu Phi, EU đã xây dựng trong đàn lợn dễ mắc bệnh một phương pháp giảm thiểu lây lan. Hiện tại không có vắc-xin và phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh dịch tả châu Phi này, do đó, việc ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch tả châu Phi chỉ có thể dựa vào các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt. Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh này cần phụ thuộc vào việc phát hiện sớm, lấy mẫu tại chỗ, chẩn đoán kịp thời phòng thí nghiệm và thực hiện phương pháp vệ sinh nghiêm ngặt.
trong giai đoạn EU bùng phát dịch tả châu Phi, chính phủ cũng giới thiệu những biện pháp dưới đây:
1. Tăng cường kiểm tra,theo dõi đối với lợn nhà và lợn rừng,
2. Kiểm soát chặt chẽ đàn lợn,
3. Xử lí an toàn xác lợn ,
4. Nghiêm cấm cho lợn ăn cơm thừa ở ngoài,
5. Nâng cao nhận thức an toàn sinh học ở trang trại,
6. Tiến hành tuyên truyền giáo dục,tăng cường ý thức cho người dân.
7. Giám sát hành vi săn bắt tư nhân. Cách cơ bản nhất để EU thiết lập việc kiểm soát dịch tả châu Phi là kiểm soát chặt chẽ lợn bị chết do bệnh và các khu vực nghi ngờ trong giai đoạn dịch tả châu Phi bùng phát, mục đích để giảm thiểu sự lây lan của dịch tả châu Phi giữa lợn nhà và để ngăn chặn dịch bệnh lưu hành. Các phương pháp thanh lọc được sử dụng là phương pháp kiểm soát truyền thống nhất, bao gồm giám sát, điều tra bệnh dịch lưu hành, theo dõi lợn và tiêu hủy lợn nhiễm bệnh. Những phương pháp này kết hợp với các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và phương pháp an toàn sinh học để kiểm soát đàn lợn.
Ngoài ra, năm 2014, EU đã quyết định thực hiện phương thức quy hoạch vùng cụ thể. Duy trì các phương pháp quản lý sức khỏe con vật hạn chế sự di chuyển của con vật, ngăn ngừa dịch tả châu Phi lây lan sang các nước EU khác, kiểm soát đàn lợn và lập kế hoạch sản phẩm lợn cụ thể và thịt lợn ở những khu vực có nguy cơ bị mắc bênh cao. Ở các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng được phân loại theo mức độ phổ biến và rủi ro, nằm ở khu vực cấp 4, nguy cơ lây truyền bệnh dịch tả là cao nhất ở châu Phi, bằng cách khác,các phương pháp kiểm soát khác nhau được sử dụng để kiểm soát các sản phẩm lợn cụ thể ở các cấp độ khác nhau. Các sản phẩm lợn khác nhau thì có mức độ rủi ro cũng khác nhau.
Cách tiếp cận của EU trong việc ngăn chặn sự ra đời và lan truyền thêm bệnh sốt lợn ở lợn châu Phi được chia thành 4 nhóm biện pháp phòng ngừa: biện pháp phòng ngừa chung được khuyến cáo cho tất cả các loại hình trang trại và 3 nhóm biện pháp cho các loại trại chăn nuôi đặc thù (trang trại thương mại, trại lợn phi thương mại, trại ngoài) , đồng thời tính hiệu quả của các phương pháp kiểm soát khác nhau trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau.
- Phương pháp dự phòng thông dụng
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả châu Phi, EU cấm vận chuyển lợn hoặc sản phẩm lợn ở các khu vực bị nhiễm bệnh, đồng thời tập trung giám sát các hoạt động săn bắt lợn rừng và các hoạt động săn bắn trong khu vực. Ủy ban liên minh các nước Châu Âu đã thiết lập các yêu cầu an toàn sinh học tối thiểu cho các trang trại thương mại, phi thương mại và ngoài trời: yêu cầu xác nhận kiểm tra lợn phải khỏe mạnh và kết quả xét nghiệm âm tính đối với dịch tả châu Phi trước khi nhập lợn mới; Tinh dịch, nhau thai và tế bào trứng của trang trại nên được lấy từ trang trại đảm bảo đạt được kết quả âm tính với dịch tả châu Phi; Hạn chế các chuyến thăm đến các trang trại, hạn chế con vật ngoại lai, công nhân và bác sĩ thú y vào trang trại và tiếp xúc với lợn; Nếu có khách hàng bắt buộc phải vào trang trại, họ nên đăng ký và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học như mặc quần áo bảo hộ và đi ủng, nhân viên trang trại nên tuân thủ các quy trình an toàn sinh học tương tự, hiểu biết và tham gia buổi đào tạo có liên quan đến dịch tả châu Phi, cấm tiếp xúc với lợn từ các trang trại khác, nhân viên trang trại không thể trực tiếp quay lại trang trại của mình sau khi đến các trang trại khác và cần cách ly ít nhất 48 giờ.
Xử lý đúng thân thịt và phần dư thừa của lợn được giết mổ theo quy định pháp luật của EU năm 2009: Không nên dùng chung thiết bị máy móc giữa các trang trại khác nhau, lối vào mỗi vị trí cho ăn của trang trại nên được chuẩn bị bồn khử trùng chân, và bề mặt của ủng phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi ủng được khử trùng. Kiểm tra đàn lợn ít nhất một lần một ngày, chú ý nhiều hơn đến các triệu chứng lâm sàng của dịch tả châu Phi hoặc tình trạng xuất hiện tỷ lệ tử vong tương ứng, định kì làm sạch và khử trùng từng góc trong từng khu vực, phương tiện và dụng cụ; Các chất khử trùng hiệu quả đối với virut gây dịch tả châu Phi bao gồm 2% xút, 2% natri hypochlorite, 0,3% formaldehyd, 3% o-phenylphenol và các hợp chất iốt. Cần loại bỏ triệt để các chất hữu cơ (phân, thức ăn, chất thải) ,hạn chế đến mới tối đa để nâng cao hiệu quả khử trùng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus dịch tả châu Phi có thể lây truyền qua ruồi, vì vậy cần kiểm soát ruồi như một vật mang mầm bệnh thông qua các phương pháp vệ sinh, sinh học và hóa học. Các trang trại thương mại và phi thương mại có thể làm giảm mối đe dọa tiềm tàng của ruồi bằng cách loại bỏ các nơi sinh sản của ruồi kết hợp với lưới diệt côn trùng.
- Các biện pháp phòng ngừa đối với các trang trại thương mại
Các trang trại thương mại quy mô lớn,số lượng nhiều, do đó thiệt hại kinh tế do sự xuất hiện của dịch tả châu Phi gây ra là nghiêm trọng hơn. Phương thức chính để ngăn chặn dịch tả châu Phi vào các trang trại thương mại là thiết lập rõ ràng giữa các khu vực sạch sẽ/ ô nhiễm, bao gồm phòng thay đồ và phòng tắm, và sắp xếp hợp lý việc nhập đàn lợn mới. Biện pháp này là hoàn toàn cần thiết bởi vì phương tiện vận chuyển bị ô nhiễm có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ truyền bệnh cao. Trước hết, việc trao đổi hay bàn giao công việc phải được tiến hành mà không cần vào trang trại. Nếu điều kiện không được phép, phương tiện phải được khử trùng trước khi vào trang trại. Thứ hai, khu vực đỗ xe được thiết kế để tránh ô nhiễm chéo giữa công nhân làm việc và xe trang trại. Khi xe phải vào trang trại, khu vực bốc xếp phải cách chuồng lợn ít nhất 20 mét. Trước và sau mỗi lần sử dụng phương tiện vận chuyển lợn và phương tiện khác cần phải được làm sạch và khử trùng. Xe trở lại phải được làm sạch và khử trùng trong khu vực dỡ hàng. Xe phải được cách ly trong 48 giờ trước khi vận chuyển lô động vật tiếp theo.
- Các biện pháp phòng ngừa cho các trang trại phi thương mại
Cấm cho ăn nước thải bẩn tại các trang trại lợn vì dịch tả châu Phi có thể lây lan bằng cách ăn thịt lợn sống hoặc các sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh, đảm bảo đàn lợn được nuôi trong chuồng và không tiếp xúc với lợn rừng khác hoặc sản phẩm lợn khác trong các trang trại phi thương mại. Các chất khử trùng hiệu quả như canxi hydroxit được đặt xung quanh các trang trại và lối vào của chuồng lợn,khuyến khích chính phủ và các tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục để tăng cường nhận thức về an toàn sinh học tại các trang trại phi thương mại.
- Phòng ngừa trang trại nuôi ngoài trời
Hiện tại, sự lây lan của dịch tả ở ĐôngÂu và Trung Âu vẫn chưa được xác định là có liên quan đến kí sinh hút máu (bọ chó) Tuy nhiên, loại kí sinh hút máu này cần được loại bỏ kịp thời trong chuồng lợn và nó có thể được phun bằng methylene bromide hoặc ivermectin cho đàn lợn.
Bảng 1 tóm tắt các biện pháp phòng ngừa thông thường và biện pháp phòng ngừa cụ thể cho các trang trại thương mại, phi thương mại và ngoài trời được mô tả lần này.
Bảng 1 cho thấy các phương pháp lây lan của dịch tả châu Phi tại các trang trại gia đình và các phương pháp phòng ngừa cụ thể cho trang trại thương mại hóa, phi thương mại và trại nuôi ngoài trời |
phương thức dự phòng |
loại hình |
1.Kiểm tra có dương tính vớidịch tả châu Phi và trong tình trạng khỏe mạnh hay không trước khi nhập đàn lợn, tinh trùng, trứng hoặc phôi mới |
tất cả loại hình |
2.Kiểm soát số lần ra vào trại và thiết lập các phương pháp an toàn sinh học như thay giày và quần áo bảo hộ |
tất cả loại hình |
3.Đào tạo nhân viên trang trại và nhân viên quản lý |
tất cả loại hình |
4. Tất cả nhân viên trong trang trại không được tiếp xúc với lợn ở bên ngoài |
tất cả loại hình |
5. Thiết lập hàng rào bảo vệ ở xung quanh trang trại để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa lợn bên ngoài và lợn rừng |
tất cả loại hình |
6.Loại bỏ xác động vật đúng cách, cặn bã dư thừa sau khi giết mổ và mảnh vụn thức ăn |
tất cả loại hình |
7.Máy móc và thiết bị không thể được sử dụng chung giữa các trang trại và đơn vị khác nhau. |
tất cả loại hình |
8. Khi nhập 1 đàn lợn mới,cần đặt một chậu khử trùng chân ở cửa ra vào |
tất cả loại hình |
9. Kiểm tra sức khỏe đàn lợn hàng ngày đối với các triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong |
tất cả loại hình |
10. Thường xuyên định kì vệ sinh và khử trùng chuồng trại, xe cộ và dụng cụ |
tất cả loại hình |
11.Trang trại nên được đặt cách xa nơi lợn bị nhiễm khuẩn và gần hàng rào tự nhiên. |
tất cả loại hình |
12.diệt ruồi |
tất cả loại hình |
13. Thiết lập các khu vực sạch sẽ / bị ô nhiễm (bao gồm thay quần áo, phòng và phòng tắm) |
trại lợn thương mại |
14.Sắp xếp hợp lý lối vào và lối ra của trại lợn bao gồm lối ra vào xe, khu vực bốc hàng, trách nhiệm của nhân viên vận chuyển |
trại lợn thương mại |
15.Quy trình vệ sinh và khử trùng phương tiện vận chuyển |
trại lợn thương mại |
16.Cách ly đàn lợn mới nhập về trong khu cách ly |
trại lợn thương mại |
17.Kiểm tra xác nhận xuất sứ từng của mỗi con lợn và ghi chép việc nhập xuất |
trại lợn thương mại |
18. Nhân viên được chỉ định giám sát và đánh giá các biện pháp an toàn sinh học |
trại lợn thương mại |
19.Đầu bếp hoặc nhân viên làm việc liên quan đến trang trại chỉ có thể ở trong nhà bếp và không được phép vào các khu vực khác |
trại lợn thương mại |
20. Xử lý hợp lý phân và lợn chết |
trại thương mại hóa |
21.tuyệt đối không được cho lơn ăn cơm thừa bên ngoài |
trại phi thương mại |
22.Lợn bị nhiễm bệnh không nên tiếp xúc với lợn, lợn rừng và các sản phẩm từ lợn của các trang trại khác. |
trại phi thương mại |
23.Nhân viên trang trại không được phép bắt lợn. Nếu bắt lợn trong vùng bị truyền nhiễm, yêu cầu sau khi cách li 48 giờ thì mới được vào trang trại. |
trại phi thương mại |
24.Dọn dẹp vệ sinh và khử trùng hiệu quả xung quanh trang trại (bao gồm các tuyến đường vào trại) |
trại phi thương mại |
25、Yêu cầu có bác sĩ thú y giám sát khi giết mổ tại chỗ |
trại phi thương mại |
26. Làm sạch và khử trùng trước và sau khi giết mổ tại chỗ (bao gồm các công cụ giết mổ, cơ sở thiết bị, quần áo bảo hộ và giày dép, v.v.) |
trại phi thương mại |
27.Không nên có lợn đực và lợn nái cho mục đích phối giống trong các trang trại phi thương mại. |
|
28. Cấm việc di chuyển đàn lợn và người giữa các trang trại phi thương mại |
trại phi thương mại |
29.Cấm sử dụng rơm khô ở những vùng bị nhiễm bệnh dịch tả châu Phi |
trại phi thương mại |
30.Nâng cao nhận thức và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua các chương trình đào tạo do chính phủ tổ chức |
trại phi thương mại |
31.Khử trùng và lưu trữ (không được tiếp xúc với vùng lợn rừng) cỏ hoặc ngũ cốc trong ít nhất 30 ngày, hoặc cấm sử dụng |
trại phi thương mại |
32. Cấm sử dụng thảm rơm trừ khi dịch tả châu Phi được khử trùng và lưu trữ trong 90 ngày. |
trại phi thương mại |
33. Không thể sử dụng thức ăn và đồ đệm lót chung với các trang trại khác |
trại phi thương mại |
34.Cấm thả giống ở các khu vực cho ăn chéo nhau hoặc khu vực rừng công cộng không có an toàn sinh học |
trại ngoài trời |
35.Duy trì khoảng cách vừa đủ (ít nhất 1 km) giữa các trang trại ngoài trời để giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với dịch tả châu Phi |
trại ngoài trời |
36. Không sử dụng vật liệu xây dựng chuồng lợn truyền thống ở những khu vực có côn trùng hút máu (gỗ và đá có lợi cho côn trùng hút máu ẩn nấp) |
trại ngoài trời |
37.Nếu trong chuồng trại có côn trùng hút máu, hãy sử dụng các phương pháp hóa học để ngăn ngừa và kiểm soát |
trại ngoài trời |
- Đánh giá tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa
Tổng cộng có 12 chuyên gia tiến hành đánh giá tầm quan trọng của biện pháp phòng ngừa. Các kết quả đánh giá được thể hiện trong Hình 1.
Qua đánh giá tài liệu và đánh giá của chuyên gia, kết luận rằng ba biện pháp phòng ngừa có tính hiệu quả để làm giảm bớt sự lây lan của bệnh dịch tả châu Phi: một là kiểm soát sự xâm nhập của lợn và con người trong trang trại, thứ hai là kiểm soát chặt chẽ thức ăn của lợn, thứ ba là cải thiện sức khỏe chăm sóc và đào tạo
Khía cạnh đầu tiên của biện pháp này là ngăn chặn sự vận chuyển sản phẩm và loại bỏ sự lây nhiễm xung quanh của lợn rừng. Công việc mới nhất của Tổng cục An toàn Thực phẩm và vệ sinh của Liên minh Châu Âu chủ yếu tập trung vào các biện pháp an toàn sinh học để cải thiện việc quản lý lợn, thiết kế chuồng lợn và thực hành quản lý, đặc biệt là làm sạch và khử trùng các cơ sở trong chuồng lợn.
Hình 1 kết quả đánh giá biện pháp phòng ngừa (A) trang trại thương mại hóa (B) trang trại phi thương mại hóa (C) trang trại ngoài trời
Biện pháp phòng ngừa chính thứ 2 là tránh tiêu thụ thức ăn bị nhiễm bệnh dịch tả châu Phi để giảm sự lây lan của dịch bệnh. Liên minh châu Âu cấm cho ăn uống nước thải bẩn, và tất cả các chuyên gia đồng ý rằng đây là điều cần thiết quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tả châu Phi.
Biện pháp phòng ngừa chính thứ 3 là thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đào tạo. Đặc biệt là trong các trang trại phi thương mại, lỗi do con người hoặc thiếu kiến thức về sự lây lan của bệnh dịch tả châu Phi, thiếu chú ý là nguyên nhân của sự phổ biến dẫn đến dịch bênh tả châu Phi. Tiếp cận nhanh chóng và thuận tiện vào các hạng mục chăm sóc sức khỏe và chương trình đào tạo thú y, đặc biệt là tiến hành đào tạo các biện pháp để xác định và phòng ngừa dịch tả châu Phi, là một công cụ cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả châu Phi
- Tổng kết
Dịch tả châu Phi là một trong những mối đe dọa chính đối với ngành chăn nuôi lợn châu Âu hiện nay. Do không có vắc-xin hiệu quả, phòng ngừa và kiểm soát an toàn sinh học là biện pháp chính để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh này. Trong bài báo này đã chọn ra 37 biện pháp phòng ngừa hiệu quả để làm giảm sự lây lan của dịch tả châu Phi ở lợn , đồng thời đã tiến hành đánh giá,các phương pháp phòng ngừa trên có thể ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả sự lây lan của dịch tả châu Phi và có thể làm sạch dịch bệnh tả châu Phi. Với mong muốn cung cấp tài liệu tham khảo cho việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bênh tả châu Phi trong giai đoạn này.
Tin từ(trường đại hợp nông nghiệp đông bắc)
Công ty TNHH HAID hải dương
1/3/2019